INCOTERMS là gì? Những điều cần biết về INCOTERMS

Được Viết Bởi Meksea Huyền - Tháng Mười Một 22, 2021

MEKSEA.COM – INCOTERMS được viết tắt từ cụm từ International Commercial Terms. Là bộ tập quán quốc tế giải thích về các điều kiện thương mại, quy định nghĩa vụ người mua và người bán trong quá trình giao nhận hàng hóa hữu hình.

INCOTERMS là gì? Những điều cần biết về INCOTERMS

Giải thích nghĩa vụ của người mua và người bán trong quá trình giao nhận hàng hóa nhằm hạn chế những hiểu nhằm, tranh chấp, kiện tụng phát sinh do sự khác biệt trong tập quán thương mại giữa các nước khác nhau trong mua bán hàng hóa quốc tế.

Incoterms do phòng Thương mại Quốc tế (International Chamber of Commerce – ICC) phát hành. Hiện bộ quy tắc này được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng, phổ biến nhất là Tiếng Anh.

INCOTERMS là gì? Những điều cần biết về INCOTERMSPhạm vi áp dụng Incorterms?

Incoterms luôn luôn và chủ yếu được sử dụng trong mua bán HH quốc tế. Quy định quyền hạn và nghĩa vụ của người mua và người bán trong quá trình giao nhận hàng hóa hữu hình.

Incoterms chỉ giải quyết mối quan hệ giữa người mua và người bán theo hợp đồng mua bán hàng hóa. Không áp dụng cho hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm…

Quy định của Incoterms?

Phân chia nghĩa vụ của bên bán và bên mua về việc giao nhận hàng hóa.

Phân chia rủi ro về hàng hóa giữa bên bán và bên mua trong việc chuyển giao hàng hóa

Phân chia chi phí giao hàng giữa bên bán và bên mua

Các điều kiện trong Incoterms 2010

Incoterm 2010 gồm có 11 điều, chia thành 4 nhóm E, F, C, D, chi tiết tên gọi như sau:

Nhóm E1 điều khoản:

EXW (ExWork) giao hàng tại xưởng

Giao hàng tại xưởng được hiểu là người bán không có trách nhiệm phải xếp hàng lên phương tiện tiếp nhận cũng như các thủ tục thông quan cho lô hàng. Thay vào đó, người bán sẽ chịu mọi chí phí, rủi ro đưa hàng đến địa điểm giao hàng.

Ở điều khoản này, người mua chịu toàn bộ chi phí và những rủi ro phát sinh trong quá trình nhận hàng từ điểm thỏa thuận.

Nhóm F3 điều khoản

– FCA (Free Carrier) giao hàng cho người chuyên chở

Người bán sẽ giao hàng cho người chuyên chở do người mua chỉ định. Địa điểm giao hàng sẽ được thỏa thuận trước đó. Rủi ro của người bán được chuyển giao cho người mua ngay tại địa điểm này.

Ngoài ra, người bán có nghĩa vụ thông quan, làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa (nếu cần). Đây không phải là điều khoản bắt buộc, người bán không bắt buộc làm thủ tục thông quan và trả thuế nhập khẩu cho lô hàng.

– FAS (Free Alongside) giao dọc mạn tàu

Người bán giao hàng khi lô hàng được đặt dọc mạn con tàu được người mua chỉ định từ trước. Giao hàng tại cảng giao hàng mà 2 bên đã thống nhất. Địa điểm chuyển giao rủi ro là ở dọc mạn tàu. Người mua có trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí ngay sau khi chuyển giao rủi ro.

– FOB (Free On Board) giao hàng lên tàu

Giao hàng trên tàu được hiểu là bên bán sẽ giao hàng lên con tàu được bên mua chỉ định. Rủi ro, mất mát được chuyển giao ngay sau khi hàng hoá được xếp lên tàu. Mọi chi phí phát sinh từ thời điểm này đều thuộc trách nhiệm của bên mua.

INCOTERMS là gì? Những điều cần biết về INCOTERMS

Nhóm C – 4 điều khoản:

– CFR/C&F hay CNF (Cost and Freight) tiền hàng và cước phí

Trong điều khoản này, người bán phải giao hàng lên tàu. Người bán phải ký kết hợp đồng và thanh toán toàn bộ chi phí để đưa lô hàng đến địa điểm cảng được hai bên thống nhất từ trước.

– CIF (Cost, Insurance and Freight) tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí

CIF quy định người bán phải giao hàng lên tàu. Đây cũng là điểm chuyển giao rủi ro hàng hóa. Người bán có trách nhiệm ký hợp đồng và thanh thoán cưới phí để đưa hàng đến cảng quy định.

– CPT (Carriage Paid To) cước phí trả tới

Điều khoản này quy định về cước phí trả tới. Người bán sẽ giao toàn bộ lô hàng cho bên phụ trách chuyên chở hoặc giao hàng cho người được bên mua chỉ định đã thỏa thuận trước. Người bán ký hợp đồng và thanh toán cước phí để lô hàng được đưa tới địa điểm quy định.

– CIP (Cost Insurance Paid to) cước phí và bảo hiểm trả tới đích

Người bán giao hàng cho người chuyên chở hoặc người nào đó được chỉ định bởi bên mua tại địa điểm hai bên đã thỏa thuận. Người bán tiến hành ký hợp đồng vận tải và trả toàn bộ chi phí cần thiết để lô hàng đến được nơi chuyển giao.

Ngoài ra, người bán có nghĩa vụ ký hợp đồng bảo hiểm với những rủi ro khi phát sinh sự cố hư hỏng hoặc mất mát.

Tại điều khoản này, người bán chỉ cần mua bản hiểm với phạm vi tối thiểu (Loại C)

Nhóm C người bán không có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu.

INCOTERMS là gì? Những điều cần biết về INCOTERMS

 

Nhóm D – 3 điều khoản:

– DAT (Delivered at Terminal) giao hàng tại bến tới

Người bán tiến hành giao hàng, ngay sau khi hàng được dỡ khỏi phương tiện vận tải sẽ chịu sự định đoạt của người mua tại địa điểm là bến được chỉ định.

Người bán có trách nhiệm làm thủ tục thông quan xuất khẩu lô hàng. Tuy nhiên không có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu trừ khi có quy định từ trước.

– DAP (Delivered at Place) giao hàng tại nơi đến

Người bán tiến hành giao hàng khi toàn bộ lô hàng được đặt dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện chuyên chở.

Người bán sẽ làm thủ tục thông quan xuất khẩu (nếu có) nhưng không phải làm thủ tục nhập khẩu.

– DDP (Delivered Duty Paid) giao tại đích đã nộp thuế

DDP là quy định về giao hàng đã thông quan nhập khẩu. Theo đó, bên bán giao hàng khi toàn bộ lô hàng được đặt dưới quyền định đoạt của bên mua, lô hàng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu.

Bên ban chịu rủi ro về lô hàng trong quá trình đưa hàng đến địa điểm quy định.

*Trong 11 điều kiện trên cần lưu ý có 4 điều kiện chỉ áp dụng cho vận tải biển và thủy nội địa (FAS, FOB, CFR, CIF). 7 điều kiện còn lại có thể áp dụng cho mọi phương thức vận tải: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không.

INCOTERMS là gì? Những điều cần biết về INCOTERMSNhững đặc điểm cần lưu ý của Incoterms

Có thể hiểu rằng Incoterm không phải là một bộ luật. Do đó những quy tắc có trong Incoterm không mang tính bắt buộc. Người mua và người bán có thể sử dụng những quy tắc trong Incoterm để kham thảo cho việc mua bán quốc tế.

Những điều khoản được đưa vào hợp đồng phải đảm bảo sự thống nhất của người mua và người bán. Một khi đã thống nhất áp dụng, các bên liên quan phải có nghĩa vụ, trách nghiệm với những quy tắt này.

Có nhiều phiên bản cùng tồn tại

Incoterm trải qua 8 lần sửa đổi. Trong đó các phiên bản sau không phủ nhận hiệu thực của các phiên bản trước đó. Do đó, khi sử dụng Incoterms trong hợp đồng thương mại quốc tế cần nêu rõ tên phiên bản cụ thể mà mình áp dụng.

Xác định thời điểm di chuyển rủi ro hàng hóa

Incoterm chỉ được dùng để xác định thời điểm chuyển giao rủi ro, trách nhiệm, chi phí từ người mua đến người bán.

Những nội dung khác không đề cập đến nghĩa là chưa được bao gồm trong Incoterms. Do đó, ở các điều khoản khác của hợp đồng, những vấn đề này nên được thỏa thuận rõ ràng.

Mất hiệu lực trước luật địa phương

Lưu ý rằng các điều kiện trong Incoterm có thể bị mất hiệu lực nếu khác với lực địa phương. Bạn cần nghiên cứu kỹ luật địa phương trong quá trình thương thảo hợp đồng thương mại.

Giữ nguyên bản chất điều kiện giao hàng

Khi áp dụng các quy tắc trong Incoterm, chúng ta cần nắm rõ bản chất điều kiện cơ sở giao hàng, và cũng phân biệt rõ điều này với nghĩa vụ, trách nhiệm thực tế của các bên trong hợp đồng. Trong quá trình đàm phán, các bên có thể tăng hoặc giảm vớt quyền lợi và trách nhiệm của mình. Tuy nhiêm không được làm thay đổi bản chất điều kiện cơ sở giao hàng.

Quy tắc mang tính bao quát

Các quy tắc trong Incoterms chủ yếu hướng đến những vấn đề chung có liên quan đến việc giao hàng. Những vấn đề như giá cả, phương thức thanh toán, các yêu cầu về bốc dỡ, lưu kho… thì hoàn toàn không quy định trong Incoterms. Do đó cần được quy định cụ thể và rõ ràng trong hợp đồng

 

Thực hiện: Meksea Team.

Bạn cũng có thể tham khảo các vị trí tuyển dụng của Meksea sau đây:


Chuyên viên Kinh doanh quốc tế (2 vị trí)

Mua hàng quốc tế (1 vị trí)

Sales Admin xuất khẩu (1 vị trí)

Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu (1 vị trí)

Cộng tác viên bán hàng quốc tế (2/5 vị trí)


 

About Meksea:


Mekong Seafood Connection (MEKSEA) was set up in 2010 in the knowledge that Vietnamese seafood though among the top richest sources still has not made its name popularly known for the variety and quality to consumers worldwide. We understand the shortest way to get Vietnamese seafood to the top ranks of the world is through the connection of various strengths from individual, capable producers by international standards and strictest control on quality and sustainability. On top of that is the commitment to more and more professional services so that customers from any corner of the world could put their trust into each order they place.

After the years of driving Mekong Seafood Connection in that direction, we are now proud that MEKSEA has been gradually gaining its name as a top prestige distributor in Vietnam having full manufacture cooperation with more than 100 most competent factories located across different material areas throughout Vietnam producing a full range of seafood to export to over 80 markets in the world.


 

 

Chúc bạn sớm tìm được một môi trường làm việc phù hợp và đừng quên tặng 1 like dưới bài viết để ủng hộ tinh thần ad bạn nhé.

 Đừng quên gia nhập vào group tuyển dụng của chúng tôi để không bỏ lỡ các tin tuyển dụng tiếp theo. (https://www.facebook.com/groups/salesxuatnhapkhau)

GROUP TUYỂN DỤNG VÀ CHIA SẺ KIẾN THỨC TM – XNK