Tờ khai hải quan là gì? Cách ghi tiêu thức trong tờ khai hải quan

Được Viết Bởi Meksea Huyền - Tháng Mười Hai 21, 2021

MEKSEA.COM – Tờ khai hải quan hẳn không còn xa lạ với những ai đã và đang làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, đối với những bạn chưa có kinh nghiệm hẳn là có nhiều thắc mắc về vai trò cũng như chức năng và những vấn đề liên quan tới loại chứng từ này. Hãy cùng Meksea khám phá tờ khai hải quan là gì và cách truyền tờ khai hải quan trên phần mềm Vnaccs nhé.

Tờ khai hải quan là gì

Tờ khai hải quan tiếng Anh là Customs Declaration. Là nơi mà chủ hàng phải kê khai đầy đủ thông tin chi tiết về lô hàng khi tiến hành xuất – nhập khẩu.

Nếu không truyền tờ khai Hải quan thì mọi hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu đều bị dừng lại.

Hiện nay, việc truyền tờ khai hải quan được thực hiện của yếu qua hệ thống phần mềm ECUS5 VNACCS. Sau khi truyền tờ khai hải quan, doanh nghiệp sẽ nhận được kết quả phân luồng từ hải quan. Doanh nghiệp sẽ mang tờ khai và bộ chứng từ làm Thủ tục hải quan để thông quan hàng hóa.

Phân luồng tờ khai hải quan

 

Tờ khai hải quan là gì Cách ghi tiêu thức trong tờ khai hải quanLuồng xanh: Cách doanh nghiệp đều mong muốn được vào tờ khai luồng xanh. Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa

Luồng vàng: kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa

Luồng đỏ: Kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa.

Kiểm tra thực tế không quá 5% lô hàng: Được tiến hành nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của chủ hàng, nếu không có dấu hiệu sai phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu có thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi xác định được mức độ vi phạm.

Kiểm tra thực tế 10% lô hàng : hàng hóa thuộc diện miễn kiểm tra thực tế nhưng cơ quan hải quan qua phân tích thông tin phát hiện thấy có dấu hiệu sai phạm, tiến hành kiểm tra nếu không sai phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu có thì tiếp tục kiểm tra

Kiểm tra toàn bộ lô hàng : đối với hàng hóa có chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan

 

Các nội dung trong tờ khai hải quan

Phần 1: Số tờ khai, mã phân loại kiểm tra, mã loại hình, mã chi cục, ngày đăng ký tờ khai.

Phần 2: Tên và địa chỉ của người xuất khẩu, nhập khẩu.

Phần 3: thông tin chi tiết lô hàng như bill, địa điểm lưu kho, địa điểm xếp hàng dỡ hàng, phương tiện vận chuyển, ngày xuất ngày cập, số lượng hàng…

Phần 4: Hóa đơn thương mại, trị giá hóa đơn…

Phần 5: Thuế và sắt thuế phần này sau khi ta nhập chi tiết các mặt hàng thì hệ thống tự động xuất ra cho mình luôn.

Phần 6: phần dành cho hệ thống hải quan trả về

Phần 7: Phần ghi chú về tờ khai hải quan

Phần 8: List hàng hóa

Cách ghi tiêu thức trong tờ khai hải quan

Tờ khai hải quan là gì? Cách truyền tờ khai hải quan trên phần mềm Vnaccs

Việc kê khai hàng hoá xuất nhập khẩu phải đảm bảo sự chính xác tuyệt đối. Chính vì thế, những người tiến hành khai chắc chắn phải nắm rõ cách ghi tiêu thức trong tờ khai hải quan. Những quy định về cách ghi tiêu thức đã được hướng dẫn rõ trong nội dung Thông tư số 15/2012/TT-BTC, banh hành ngày 08/02/2012. Cụ thể như sau:

Tiêu thức có sẵn

Góc trái tờ khai: Người khai phải ghi rõ tên chi cục hải quan mà mình đang tiến hành đăng ký tờ khai, chi cục hải quan cửa khẩu xuất khẩu.

Phần giữa tờ khai: Ngày giờ gửi và số tham chiếu: Đây là những số do hệ thống cấp tự động cho tờ khai khi đã xác nhận người khai hoàn thành việc gửi dữ liệu khai hải quan điện tử đến hệ thống nhằm mục đích đăng ký tờ khai hàng hoá xuất khẩu.

Số tờ khai và ngày giờ đăng ký: Đây là số thứ tự do hệ thống tự động ghi, là số đăng ký tờ khai hằng ngày, căn cứ vào từng loại hình xuất khẩu tại từng chi cục hải quan.

Góc trên bên phải: Công chức hải quan sẽ có nhiệm vụ tiếp nhận đăng ký tờ khai háng hoá xuất khẩu. Sau đó ký tên và đóng dấu công chức. Còn đối với cách khai điện tử, hệ thống sẽ tự động ghi tên và điền số hiệu của công chức đã tiếp nhận đăng ký tờ khai của doanh nghiệp.

Tiêu thức dành cho người khai hải quan và tính thuế

+ Ô số 1: Người tiến hành khai hải quan có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin về địa chỉ, số điện thoại, số fax cùng mã số thuế của thương nhân xuất khẩu. Những thông tin này cần trùng khớp với thông tin trên hợp đồng mua bán.

+ Ô số 2: Người khai hải quan có trách nhiệm ghi đầy đủ tên, địa chỉ, số fax, số điện thoại của thương nhân nhập khẩu.

+ Ô số 3: Người khai hải quan có nhiệm vụ ghi đầy đủ thông tin như tên, số fax, số điện thoại và mã số thuế của thương nhân uỷ thác cho người xuất khẩu hoặc của người được uỷ quyền khai báo báo hải quan.

+ Ô số 4: Người khai hải quan phải ghi đầy đủ thông tin chi tiết về địa chỉ, số điện thoại và mã số thuế của đại lý hải quan. Kèm theo số hợp đồng của đại lý hải quan.

+ Ô số 5: Người khai hải quan bắt buộc phải chọn chính xác mã loại hình trong hệ thống. Nếu khai theo phương pháp thủ công, người khai phải ghi bằng tay loại hình đó.

+ Ô số 6: Người khai cần ghi số, ngày, tháng và năm của giấy phép và ngày tháng nă, hết hạn của giấy phép.

+ Ô số 7: Người khai sẽ ghi số ngày tháng năm ký và ngày tháng năm hết hạn của hợp đồng.

+ Ô số 8: Người khai ghi số, ngày tháng năm của hoá đơn thương mại của lô hàng.

+ Ô số 9: Ghi rõ cảng, địa điểm giao nhận hàng đã được ghi rõ trong hợp đồng thương mại.

+ Ô số 10: Người khai ghi rõ tên nước, vùng lãnh thổ là điểm đích mà hàng hoá đến.

+ Ô số 11: Người khai ghi rõ điều kiện giao hàng mà 2 bên đã thoả thuận.

+ Ô số 12: Người khai ghi rõ cách thức thanh toán đã được nói rõ trong hợp đồng thương mại.

+ Ô số 13: Ghi rõ loại tiền tệ để thanh toán.

+ Ô số 14: Ghi rõ tỷ giá tiền tệ để tiến hành nghĩa vụ đóng thuế.

+ Ô số 15: Ghi rõ tên hàng, quy cách phẩm chất của lô hàng, trùng lặp với nội dung trên hợp đồng thương mại.

+ Ô số 16: Ghi rõ mã số hàng hoá đã được phân loại theo Biểu thuế XNK được quy định bởi BTC.

+ Ô số 17: Ghi rõ xuất xứ, là nơi mà lô hàng được sản xuất.

+ Ô số 18: Ghi rõ số lượng, trọng lượng của lô hàng.

+ Ô số 19: Ghi rõ đơn vị tính trên từng mặt hàng.

+ Ô số 20: Ghi rõ giá của một đơn vị hàng hoá bằng loại tiền tệ đã thống nhât ở ô số 13.

+ Ô số 21: Ghi rõ giá trị nguyên tệ của từng mặt hàng xuất khẩu.

+ Ô số 22: Ghi rõ số thuế xuất khẩu phải đóng theo từng mặt hàng.

+ Ô số 23: Ghi rõ các trị giá tính thu khác.

+ Ô số 24: Ghi rõ tổng số tiền thuế xuất khẩu, chi tiêt bằng số và bằng chữ.

+ Ô số 25: Ghi rõ trọng lượng hàng trong container.

+ Ô số 26: Liệt kê tất cả các chứng từ đi kèm.

+ Ô số 27: Ghi rõ ngày tháng năm khai báo. Sau đó phải ký đồng thời ghi rõ họ tên.

Thực hiện: Meksea Team.

Bạn cũng có thể tham khảo các vị trí tuyển dụng của Meksea sau đây:


Chuyên viên Kinh doanh quốc tế (2 vị trí)

Mua hàng quốc tế (1 vị trí)

Sales Admin xuất khẩu (1 vị trí)

Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu (1 vị trí)

Cộng tác viên bán hàng quốc tế (2/5 vị trí)


About Meksea:


Mekong Seafood Connection (MEKSEA) was set up in 2010 in the knowledge that Vietnamese seafood though among the top richest sources still has not made its name popularly known for the variety and quality to consumers worldwide. We understand the shortest way to get Vietnamese seafood to the top ranks of the world is through the connection of various strengths from individual, capable producers by international standards and strictest control on quality and sustainability. On top of that is the commitment to more and more professional services so that customers from any corner of the world could put their trust into each order they place.

After the years of driving Mekong Seafood Connection in that direction, we are now proud that MEKSEA has been gradually gaining its name as a top prestige distributor in Vietnam having full manufacture cooperation with more than 100 most competent factories located across different material areas throughout Vietnam producing a full range of seafood to export to over 80 markets in the world.


Chúc bạn sớm tìm được một môi trường làm việc phù hợp.và đừng quên tặng 1 like dưới bài viết để ủng hộ tinh thần ad bạn nhé.

 Đừng quên gia nhập vào group tuyển dụng của chúng tôi.để không bỏ lỡ các tin tuyển dụng tiếp theo. (https://www.facebook.com/groups/salesxuatnhapkhau)

GROUP TUYỂN DỤNG VÀ CHIA SẺ KIẾN THỨC TM – XNK